Tiểu sử Georg Wilhelm Friedrich Hegel

Georg Wilhem Friedrich Hegel sinh ngày 27/8/1770 trong một gia đình viên chức Nhà nước tại Stuttgart, thuộc lãnh địa Württemberg, miền tây nam nước Đức. Ông là anh cả trong gia đình có ba anh em.

Hegel được nuôi dưỡng trong một môi trường Tin Lành ngoan đạo. Mẹ ông đã dạy tiếng Latin cho ông từ rất sớm.

Năm 1776, ông theo học trung học tại trường Stuttgart.

Năm 1788, Hegel theo học tại trường dòng Tin Lành thuộc Đại học Tübinger. Tại đây, ông kết bạn với nhà thơ Friedrich Hölderlin và triết gia trẻ sau này Friedrich Wilhelm Joseph Schelling. Cả ba đã có nhiều chia sẻ lẫn nhau và chịu ảnh hưởng tư tưởng của nhau.

Từ 1793 – 1797, sau khi tốt nghiệp trường Tübinger, Hegel đi dạy tư tại Bern (Thụy Điển) và Frankurt.

Năm 1799, cha ông qua đời. Được thừa kế di sản từ người cha, ông từ bỏ việc dạy tư.

Năm 1801, Hegel đến Jena và làm việc với tư cách một giảng viên, sau đó trở thành Giáo sư. Tại đây, ông đã hoàn thành một trong những tác phẩm quan trọng nhất của ông – Hiện tượng học về tinh thần (“Phenomenology of Spirit” – 1807).

Năm 1806, Pháp chiếm đóng thành phố Jena. Tháng 03/1807, Hegel đến Bamberg và làm Biên tập cho tờ báo Bamberger Zeitung.

Tháng 11/1808, Hegel làm Hiệu trưởng một trường dòng ở Nuremberg trong tám năm (đến 1816). Tại đây, ông đã đưa tác phẩm Hiện tượng học về tinh thần vào giảng dạy. Trong thời gian này, ông xuất bản tác phẩm chính yếu thứ hai của ông: Khoa học về Logic (3 tập vào các năm 1812, 1813, 1816).

Năm 1811, ông kết hôn với Marie Helena Susanna von Tucher (1791–1855) năm 1811 và có hai người con.

Năm 1816, Hegel đến Đại học Heidelberg. Ngay sau đó, năm 1817, ông cho xuất bản Đại cương Bách khoa thư về khoa học triết học (The Encyclopedia of the Philosophical Sciences in Outline) dưới hình thức tóm lược triết học của ông để giảng dạy tại Heidelberg.

Năm 1818, Hegel đến dạy tại Đại học Berlin và đến đây làm Chủ tịch Triết học (bỏ trống từ sau khi Fichte qua đời năm 1814). Năm 1821, ông cho xuất bản tác phẩm Triết học pháp quyền (1821). Ông gắn bó ở đây và qua đời vào ngày 14/11/1831 vì bệnh dịch tả.

Nhưng năm tháng cuối đời, Hegel tập trung giảng dạy về mỹ học, lịch sử triết học, triết học tôn giáo, triết học lịch sử. Các ghi chú giảng bài của ông và các ghi chú bổ sung của sinh viên được xuất bản sau khi ông qua đời: Mỹ học (1835 – 1838), Nhữn bài giảng về lịch sử triết học (1833 – 1836), Những bài giảng về triết học tôn giáo (1832), Nhữn bài giảng về triết học lịch sử (1837).

Ngoài ảnh hưởng mạnh mẽ tư tưởng Hy Lạp (Parmenides), Hegel còn đọc các tác phẩm của triết gia Hà Lan Baruch Spinoza, văn hào Pháp Jean Jacques Reussau và các triết gia Đức Immanuel Kant, Johan Gottlieb Fichte, Schelling. Dù ông thường xuyên bất đồng với những triết gia này nhưng ảnh hưởng của họ trong các tác phẩm của ông là rất rõ ràng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Georg Wilhelm Friedrich Hegel http://classiques.uqac.ca/contemporains/gouin_jean... http://dictionary.reference.com/browse/hegel http://terrypinkard.weebly.com/phenomenology-of-sp... http://plato.stanford.edu/archives/spr2014/entries... http://plato.stanford.edu/entries/hegel-aesthetics... http://www.class.uidaho.edu/mickelsen/texts/Hegel%... http://hegel.net //archive.org/search.php?query=((subject:%22Hegel%... http://www.archive.org/stream/germanclassicsof07fr... http://www.hegel.org/